Khách du lịch đổ về Đà Nẵng dịp nghỉ Tết

Tết Ất Mùi 2015, thời tiết đẹp và được nghỉ dài ngày nên lượng khách đến tham quan, vui chơi tại Đà Nẵng khá đông. 


Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, dịp Tết Ất Mùi, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch đạt 200.557 lượt khách, tăng 10,78% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó khách quốc tế 68.210 lượt, tăng 15,2%; khách nội địa 132.347 lượt, tăng 8,6%.

Chỉ trong mấy ngày Tết, các khu, điểm du lịch như Bà Nà Hills, danh thắng Ngũ Hành Sơn, bảo tàng Điêu khắc Chăm, khu du lịch Sơn Trà…, lượng khách đến tham quan, du xuân, vui chơi ngày Tết tăng mạnh so với những năm trước.

Khách du lịch đổ về Đà Nẵng dịp nghỉ Tết
Du khách tham quan tại chùa Linh Ứng (Sơn Trà, Đà Nẵng).

Bảo tàng Đà Nẵng đón 1.500 lượt khách, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm trước, do tổ chức nhiều đợt triển lãm.

Lý giải về lượng khách lưu trú năm nay tăng cao, ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đà Nẵng cho rằng, thời tiết năm nay thuận lợi thích hợp cho các chuyến đi dài ngày, kỳ nghỉ gia đình, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ.

Theo Zing News

Tags: khach san ho chi minh - go vap hotel

Đặc sản chùa Hương mùa trảy hội xuân

Những ngày đầu xuân mới, du khách thập phương lại nô nức về trẩy hội chùa Hương. Chuyến hành trình linh thiêng về miền đất Phật là một trong những lễ hội xuân gây tiếng vang lớn nhất tại miền Bắc.


Đặc sản chùa Hương mùa trảy hội xuân

Chùa Hương thuộc địa phận Mỹ Đức, Hà Nội. Không chỉ là mảnh đất linh thiêng, đây còn là địa danh du lịch nổi tiếng với thắng cảnh non nước hữu tình. Tại bất cứ vùng du lịch nào cũng có những đặc sản địa phương, ghi dấu ấn đặc biệt trong lòng du khách. Trong bài viết đầu xuân này, hãy cùng chúng tôi điểm qua những sản vật quê nhà gắn bó với người Hương Sơn, mà du khách vãn cảnh trẩy hội đầu xuân đều nhung nhớ.

Rau sắng chùa Hương


Đặc sản chùa Hương mùa trảy hội xuân

Dù là món rau rừng dân dã nhưng rau sắng chùa Hương lại là thứ nhiều du khách muốn mua về làm quà và thưởng thức hơn cả khi về trảy hội chùa. Rau sắng còn được biết tới với nhiều cái tên quen thuộc như rau ngót núi, rau ngót rừng. Không như những loại rau bình thường, rau sắng lấy từ cây thân gỗ mọc tự nhiên trên những vách núi đá vôi. Thân cây sắng cao to, để lấy được ngọn rau sắng, đôi khi người hái phải leo lên ngọn cao cả chục mét. Rau sắng ngon nhất là ăn vào thời điểm đầu mùa hè bởi mùa đông cây sắng rụng hết lá, chỉ đâm chồi nảy lộc từ vụ xuân.

Đặc sản chùa Hương mùa trảy hội xuân

Cách chế biến rau sắng khá giống rau ngót, nên loại rau mới được mang tên rau ngót rừng. Lá và cọng rau được tách riêng, đem nấu cùng thịt gà, thịt lợn băm, cá quả, cá rô hay tôm nõn đều rất ngon miệng. Rau sắng có vị bùi ngậy, ngọt ngon rất đặc biệt.

Mơ chùa Hương


Đặc sản chùa Hương mùa trảy hội xuân

Mơ là một trong những đặc sản hấp dẫn du khách nhất mỗi mùa trẩy hội chùa Hương bởi mùa mơ chín trùng khớp dịp lễ hội tháng 1 tới tháng 3 âm lịch. Vùng trồng mơ nổi tiếng nhất, cung cấp mơ cho mùa lễ hội Hương Sơn là làng Yến Vĩ. Mơ Yến Vĩ chua dìu dịu, căng mọng, thơm vàng. Đây là giống mơ quý, cùi dày, hạt nhỏ, vị thơm ngon. Mơ được trồng trên các sườn núi, thung lũng tạo thành dải rừng nối tiếp nhau, sắc trắng của hoa, sắc vàng của quả tạo nên cảnh sắc hữu tình có thể chiêm ngưỡng từ dòng suối Yến.

Đặc sản chùa Hương mùa trảy hội xuân

Du khách về dự lễ hội có thể mua mơ về làm quà hay dùng làm thuốc, làm mứt, ngâm rượu, ngâm đường...làm nước giải khát để dành cho những ngày hè nóng bức đang sắp tới gần.

Đặc sản từ củ mài


Đặc sản chùa Hương mùa trảy hội xuân

Củ mài khá giống củ khoai mỡ nhưng xù xì thô ráp hơn. Dù vậy, những đặc sản từ củ mài lại khiến người dân Hương Sơn muôn phần tự hào. Củ mài có rễ cắm rất sâu dưới lòng đất đá nên muốn lấy được củ, người ta phải rất vất vả lên núi để đào. Củ được mài ra đểu nấu chè hoặc làm bánh. Bát chè củ mài thanh mát, nấu với mật ong vừa để cúng Phật, vừa để thưởng thức cho thỏa cơn đói dạ.

Đặc sản chùa Hương mùa trảy hội xuân

Bánh củ mài là loại bánh dẻo, ăn tương tự như chè lam dẻo nhưng mịn mát hơn, thường được bán dưới dạng khối to hoặc đóng thành các gói nhỏ. Bánh củ mài là món quà mà hầu hết những người đến chùa Hương đều mua về để thưởng thức, để tặng bạn bè, người thân. Mua bánh củ mài chùa Hương về làm quà là thói quen của những người đi trẩy hội chùa Hương. Đây là món quà không thể thiếu khi bạn đến với vùng đất được coi là Nam Thiên đệ nhất động này.

Chè lam


Đặc sản chùa Hương mùa trảy hội xuân

Cùng với bánh củ mài, chè lam cũng được bán rộng rãi cho du khách mua về làm quà tặng người thân mỗi mùa trẩy hội chùa Hương. Loại chè thơm ngon được làm nên từ những nguyên liệu hết sức dân dã đời thường như: nếp cái, gừng tươi, bột quế, lạc rang cũng làm say lòng bao du khách. Phải thưởng thức chè lam bên chén nước trà mới cảm nhận hết được hương vị dân dã, trong trẻo với vị dẻo thơm gạo nếp xem lẫn vị cay của gừng hòa quyện trong vị thanh ngọt của nước trà. Du khách tới chùa Hương trên tay ai cũng cầm hộp chè lam lúc ra về như mang cả hồn quê ấm áp trong món quà bình dị này.

Theo: traveltimes

Tags: khach san ho chi minh - go vap hotel

Sự thật về quả “Nhân sâm Tây du ký” giá nửa triệu đồng/cặp

Tại Trung Quốc, những quả nhân sâm hình người được bày bán la liệt tại các sạp hoa quả ven đường, trong khi ở Việt Nam loại quả này được coi là thứ "hàng độc" dịp Tết năm nay và giá lên tới nửa triệu đồng cho một cặp…

Dương Tiểu Cường, một hướng dẫn viên tại Thượng Hải, Trung Quốc cho hay; thứ quả này ở Trung Quốc có từ khá lâu, chính vì lẽ đó giá trị của nó cũng bình thường như những thứ hoa quả khác. Giá thực của nó cũng chỉ bằng vài chục ngàn đồng Việt Nam.

Sự thật về quả “Nhân sâm Tây du ký” giá nửa triệu đồng/cặp

Sự thật về quả “Nhân sâm Tây du ký” giá nửa triệu đồng/cặp

Những quả Nhân sâm giá nửa triệu bạc được bán đầy rẫy ven đường phố Trung Quốc.

Tuy nhiên, gần đây thứ quả này bắt đầu được nhập về Việt Nam rao bán được coi là món quà độc – lạ đối với nhiều người. Theo anh HDV người Trung Quốc này, ở Trung Quốc người bán hàng thường gọi là quả nhân sâm, mùi vị của Nhân sâm tựa như quả dưa lê. Để có được vóc dáng như thế, người trồng phải khéo léo bọc trong khuôn từ lúc nhỏ tới lúc trưởng thành để khi mang ra sạp quả có dáng như một em bé xinh xắn.

Tại Trung Quốc những quả này thường được bán lẫn với các loại hoa quả khác như Táo, Cam, Quýt, Chuối và được bày bán đầy rẫy ở các sạp hoa quả ven đường.

Tên “nhân sâm hình người” “Nhân sâm Tây Du ký”, “Nhâm sâm cát tường”, hay “quả trường sinh bất lão” là do những thương lái Việt Nam đặt cho để gây sự tò mò hiếu kỳ của người mua hàng.

Sự thật về quả “Nhân sâm Tây du ký” giá nửa triệu đồng/cặp

Sự thật về quả “Nhân sâm Tây du ký” giá nửa triệu đồng/cặp
Giá của nó cũng chỉ tầm vài chục ngàn, nên người dân thường bày bán cùng với các thứ hoa quả khác.

Theo quan sát của chúng tôi, mỗi quả nặng khoảng 200 -300 g có màu xanh bích ngọc. Tại Trung Quốc nó được bảo quản trong một chiếc túi ni lông. Tuy nhiên sau khi về Việt Nam, do là hàng “độc”, nên người mua, người bán đều nâng niu lót lụa cất giữ trong một chiếc hộp sang trọng dùng làm quà biếu nhân dịp Tết đến xuân về.

Theo những thương lái, thì thứ quả này sau khi để khoảng 20-30 ngày, quả sẽ dần chuyển sang màu vàng như màu của phật thủ, có thể để chưng Tết trong vòng 1 tháng.

Do chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam, cho đến nay Nhân sâm vẫn là hàng hiếm và được nhiều người tìm mua đặt hàng. Theo các thương lái ở Việt Nam mức giá hiện tại của Nhân Sâm khoảng 500 ngàn đồng/cặp. Nhìn bề ngoài thứ quả này dùng để làm quà Tết khá phù hợp vì hình thức của nó.

Một số tài liệu cho thấy quả Nhân Sâm này có nguồn gốc xuất xứ tại Hồng Kông, tuy nhiên một số người dân tại Trung Quốc lại cho rằng thứ quả này được sinh ra tại đại lục.

Theo: Dân Trí

Tags: khach san ho chi minh, 3 star hotel